


===============================


Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày
Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi 1 tuổi. Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách, đó là bột/cháo nấu và đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm như sau:

Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé ăn dặm. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé. Mẹ nên sử dụng gạo tẻ gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn) không kết hợp với ý dĩ, hạt sen, đậu xanh dễ gây cảm giác chán khó ăn và chậm tiêu cho trẻ, với trẻ trên 1 tuổi nên đa dạng thực đơn ăn dặm để tránh làm trẻ biếng ăn do ăn cháo quá lâu: nên chế biến súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ hào hứng với bữa ăn dặm.

Chất đạm thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà: là những thực phẩm giàu đạm dễ tiêu khuyến nghị dùng cho trẻ khi mới bắt đầu tập ăn dặm, sau đó cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua (khi sang tháng tuổi thứ 7), trên 1 tuổi nên cho trẻ ăn cả quả trứng gà (cả lòng đỏ và lòng trắng). Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé, trong cơ thể, đạm sẽ cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…), việc kết hợp hài hòa giữa đạm động vật và thực vật sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ sẽ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. bạn cũng có thể tập cho bé ăn hoa quả tươi như nạo chuối tiêu, uống nước cam, xoài xay, đu đủ xay… những thực phẩm này sẽ giúp bổ sung rất nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và khoáng chất giúp cho hệ miễn dịch của bé phát triển, phòng chống các bệnh về đường ruột. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu… để không làm mất chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Chất béo ngoài việc cung cấp năng lượng, còn là thành phần của màng tế bào và mô não. Nhóm chất béo đóng vai trò quan trọng là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A..
024.602.78906
Thông tin sản phẩm
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Bé Ăn Dặm Đúng Cách
Khi nào bắt đầu cho Bé Ăn Dặm
Bài viết liên quan
Bé Ăn Dặm Đúng Cách
Khi nào bắt đầu cho Bé Ăn Dặm
Trò chuyện trực tuyến
Đại Tá. Bùi Quốc Trị
Nhắn tin ngay
TS. Đặng Hồng Bắc
Nhắn tin ngay
Thạc Sĩ. Phạm Văn Nhất
Nhắn tin ngay